Ai thống trị thị trường xe tải Việt

(NDH) Đang có một cuộc đua mạnh giữa các nhà phân phối xe trong nước ở phân khúc xe tải sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, năm 2020, sản lượng xe tải sản xuất trong nước cần đạt được 97.960 chiếc, đạt 78% so với nhu cầu nội địa, xe từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 14.200 chiếc, tương đương 90% nhu cầu nội địa; tỷ lệ nội địa hóa xe tải đạt 30 - 40%; tổng lượng xe xuất khẩu đạt 20.000 chiếc, trong đó xe tải 10.000 chiếc.

Theo quy hoạch, đến năm 2035, tổng sản lượng xe sản xuất tại Việt Nam đạt 1.531.400 chiếc trong dó xe tải đạt 587.900 chiếc và xuất khẩu với tổng 90.000 xe trong đó số lượng xe xuất khẩu trong năm 2035 đạt 25.000 xe.

Kể từ khi đề án quy hoạch phát triển ngành ô tô, đã có một cuộc đua ngầm của các đại gia ngành công nghiệp ô tô nhằm vào phân khúc xe tải- phân khúc nhiều màu mỡ.

Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) là đơn vị đầu tiên đẩy mạnh cuộc đua trên thị trường xe thương mại khi đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất xe sơmi rơmoóc chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam từ giữa tháng 2. Nhà máy có tổng vốn đầu tư gần 150 tỷ đồng, công suất thiết kế đạt 5.000 sản phẩm/năm.

Theo kế hoạch, năm 2016, nhà máy sẽ sản xuất 3.000 sản phẩm; trong đó, sơmi rơmoóc các loại là 1.200 sản phẩm; thùng ben các loại là 1.500 sản phẩm và 300 sản phẩm thùng bồn xe chuyên

Hyundai Thành Công cũng chuẩn bị nhảy vào cuộc đua xe tải "nội". Mercedes-Benz Việt Nam đang dần chuyển hướng sản xuất từ xe du lịch hạng sang sang lắp ráp thương hiệu xe tải Fuso tại Việt Nam.

Vinamotor đang có tỷ lệ nội địa hóa xe tải nhẹ đạt 35%, sau khi cổ phần hóa, Vinamotor có thể đưa ra nhiều chiến lược để đẩy mạnh lắp ráp và phân phối xe tải, một trong những thế mạnh của doanh nghiệp này.

Bước đi mới

Câu hỏi đặt ra, thực sự ai đang thống trị trị trường xe tải Việt Nam? TMT Cửu Long gây chú ý khi mới đây đã nhanh tay ký kết hợp tác độc quyền sản xuất lắp ráp và phân phối xe tải với Sinotruck, Tập đoàn xe tải hạng nặng quốc gia Trung Quốc và khánh thành dây truyền lắp ráp xe tải công suất 20.000 sản phẩm/năm. Đây là một con số ấn tượng, gấp 4 lần so với số lượng dự án sản xuất của Thaco khi đưa nhà máy mới vào hoạt động sản xuất xe sơmi rơmoóc chuyên dụng.

Điều đáng nói, Việt Nam đang là quốc gia tiêu nhiều thụ xe tải với 69.134 xe tải trong năm 2015 (số liệu thống kê của Hiệp hội ô tô Việt Nam- VAMA). Trong đó, phần lớn xe tải được nhập từ Trung Quốc. Thống kê của Tổng cục Hải Quan cho thấy trong năm 2015 số lượng ô tô tải Việt Nam nhập khẩu đạt gần 49.000 chiếc, tăng 79,6%.

 

 

Biểu đồ nhập khẩu ô tô nguyên chiếc của Việt Nam năm 2015. Nguồn TCHQ

Một trong những lý do xe tải Trung Quốc ngày càng tiêu thụ tốt tại thị trường nội địa là giá thành rẻ hơn so với xe của Hàn Quốc, Nhật Bản. Những thương hiệu xe tải Trung Quốc phổ biến nhất hiện có Dongfeng, Sinotruk, FAW, JAC, Chenglong… và xe Foton được lắp ráp, kinh doanh bởi Thaco Truck. Các thương hiệu Trung Quốc thường là xe tải nặng và trung bình, xe đầu kéo, xe chuyên dụng.

Với bước đi mới này, TMT Cửu Long đang kỳ vọng tạo ra một đột phá trong phân khúc xe tải hạng trung và hạng nặng với mong muốn độc quyền từ sản xuất lắp ráp đến phân phối.

Ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty ô tô TMT cho biết TMT hướng tới mục tiêu xuất khẩu các dòng xe thương mại vào thị trường ASEAN và thị trường thế giới. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã tiến hành lựa chọn và đàm phán với Tập đoàn SINOTRUK, tập đoàn xe tải nặng lớn nhất Trung Quốc, để hợp tác độc quyền sản xuất lắp ráp và phân phối các loại xe tải hạng trung, hạng nặng, tải nhẹ, xe khách, xe buýt.

Liệu TMT có thống trị được thị trường xe tải Việt Nam với chiến lược mới này. Thống kê của VAMA Thaco Truck đang chiếm thị phần lớn ở xe tải với doanh số đạt 36.300 xe trong năm 2015, tăng 10,4% so với năm ngoái. (TMT không thuộc VAMA nên không có thống kê doanh số)

TMT có thế mạnh về xe tải trung và nặng. Nếu đúng như kế hoạch sản xuất 20.000 xe/năm khi hợp tác với doanh nghiệp xe tải của Trung Quốc xây nhà máy sản xuất lắp ráp phân phối tại Hưng Yên thì TMT thực sự là đối thủ đáng gờm trong cuộc đua giành thị phần ở phân khúc này.

Chủ tịch TMT khẳng định có sức vươn lên mạnh mẽ và khỏe về tiếp cận vốn. Ông cho hay: “Về tiếp cận vốn TMT đang rất tốt, không muốn nói là dư nên chúng tôi đủ sức vươn lên mạnh mẽ. Năm 2015 TMT đạt doanh số 12.000 chiếc, mục tiêu 2018 đạt 18.000 chiếc. Hiện tại TMT đã nội địa hóa được 20% nên kế hoạch năm 2020 đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% là không khó khăn. Chúng tôi muốn chớp lấy cơ hội ưu đãi thuế khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”.

Nhìn lại thống kê của thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2015 của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội ô tô Việt Nam VAMA xe tải hạng trung đạt doanh số 36.158 xe và xe tải hạng nặng đạt doanh số 3.588 xe trong khi xe tải nhỏ đạt 3693 xe.

Các loại xe tải chính đang tiêu thụ ở Việt Nam có thể chia làm hai nhóm. Xe thương hiệu Trung Quốc như Dongfeng, Sinotruk, JAC, FAW, Foton, CAMC…và xe thương hiệu khác gồm có cả thương hiệu Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu như Thaco Truck, Vinaxuki, Mitsubishi, Hino, Suzuki, Isuzu, Hyundai, MAN, Kamaz, MAZ…

 

Nguồn: www.ndh.vn

Hotline

Hotline

Kinh doanh: 0902.409.909

Dịch vụ: 0968.103.030